Đang truy cập: 13
Trong ngày: 49
Trong tuần: 509
Lượt truy cập: 349646

CÁC BƯỚC VÀ QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN BẢ ĐÚNG CÁCH

Để có thể sơn nhà, sơn tường tốt thì chắc chắn ngoài việc lựa chọn sơn tốt, thì sẽ cần nắm rõ được cách sơn tường nhà cũ sơn lại, sơn mới khác nhau và các bước sơn tường nhà, quy trình thi công sơn nhà đúng cách, đảm bảo kỹ thuật sơn nhà, sơn trường đúng. Bởi lẽ chất lượng sơn chỉ tạo nên 50 % thành công về chất lượng và thẩm mỹ, còn lại sẽ phụ thuộc vào tay nghề của thợ sơn có kỹ thuật, nắm vững và thi công đúng các bước, quy trình sơn nhà cửa hay không.

Dưới đây là cách sơn nhà đẹp nhất, các bước sơn nhà, đúng quy trình thi công sơn nước, sơn bả… nên tham khảo quy trình sơn nhà nếu muốn tự sơn lại nhà hay sơn mới nhà cửa.

qt_thi_cng

I. Đánh giá về công trình xây dựng cần sơn sửa

Đây là quy trình thi công sơn nhà quan trọng bởi nó quyết định đến việc đánh giá chất lượng bề mặt sơn nhà và lựa chọn cách thức, loại sơn sao cho phù hợp với điều kiện công trình. Vì thế hướng dẫn sơn nhà, sơn quét tường không thể bỏ qua việc khảo sát bề mặt công trình, môi trường xung quanh, thời tiết thường niên.

  • Quan sát nhà có mất mặt tiếp xúc không gian để chọn sơn chống thấm và sơn màu phù hợp,
  • Kiểm tra sơ bộ chất lượng xây dựng về bề mặt có độ mịn như thế nào, lồi lõi, độ bẩn của tường sơn... nhằm quyết định đến phương án trát chít lại những chỗ lõm sâu, mài những chỗ lồi ra, đánh mịn bề mặt, sơn bả hay lăn sơn chống thấm trực tiếp...
  • Kiểm tra độ ẩm của tường: xem tường có thấm nước không, nếu có phải có phương pháp xử lý chống thấm trước khi sơn hay sử dụng các vật liệu chống thấm chuyên dụng nào để cải tạo.
  • Những đánh giá về bề mặt sơn sẽ quyết định đến cách sơn tường nhà cũ, sơn sửa nhà hay sơn tường nhà mới xây, cách sơn chống thấm nhà vệ sinh, cách sơn tường nhà đã quét ve, sơn vôi, sơn tường nhà bị ẩm mốc, bong tróc…, sơn nhà gỗ, sơn của nhà, sơn dặm nhà, sơn lót hay sơn phủ màu...

Vì vậy, hãy đảm bảo bước sơn nhà đầu tiên đó là kiểm tra bề mặt để khắc phục các lỗi xây dựng đang tồn tại giúp có được mặt tường trước khi sơn đảm bảo tốt nhất theo yêu cầu.

II. Tiến hành thi công sơn nước

Sau khi đã kiểm tra chuẩn bị kỹ bề mặt sơn nhà đảm bảo hãy bắt đầu quy trình sơn nhà như sau:

1. Quy trình thi công sơn bả

Kinh nghiệm sơn nhà đảm bảo chất lượng tốt

  • Chỉ thi công sơn khi thời tiết khí hậu khô ráo tránh sơn sửa nhà khi thời tiết mưa gió, bão, nồm làm ảnh hưởng xấu chất lượng sơn, mất an toàn khi thi công.
  • Cách lăn sơn tường nhà đẹp, độ phủ tốt đều thì trước khi lăn nên quấy sơn từ 2 - 3 phút để sơn dẻo và tăng độ thẩm thấu của sơn, thành phần sơn đều hơn và công trình đảm bảo đều màu, chất lượng tốt.
  • Tuyệt đối không được chia thùng sơn làm 2 phần trước khi quấy sơn nếu bạn cảm thấy không dùng hết. Bởi việc tự chia sơn trước khi quấy sẽ gây tình trạng không đều màu, khác biệt về chất lượng do chưa được khuấy đều, bị lắng đọng.
  • Không sử dụng sơn nội thất để sơn cho khu vực ngoại thất bởi không phù hợp về tính năng khiến cho chất lượng công trình không đảm bảo.
  • Cách sơn nhà tiết kiệm không phải là dùng ở chỗ lăn sơn phủ quá mỏng dẫn đến sơn bị xuống màu nhanh.
  • Nếu công trình nhà sơn sửa thoáng, có nhiều cửa sổ thì mà không che chắn thì nên sử dụng sơn ngoài trời cho thay cho loại sơn nước trong nhà nó sẽ giúp cho tường sơn không bị phấn hóa tạo bột dính tay.
  • Nên đặt các tấm lót sát với chân trường để tránh sơn dính vào sàn nhà. Trong trường hợp sơn bị dính sàn thì hãy sử dụng cách tẩy sơn trên sàn nhà hiệu quả như: dùng xăng, dấm, rượu, giấy nhám hay nước nóng để tẩy hiệu quả và đơn giản, đảm bảo bề mặt sàn sạch đẹp.

nhung-luuy-giup-son-nha-moi-cu-dam-bao-yeu-cau-tang-do-ben-dep

Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt.
a./ Đối với công trình mới:
-    Công trình sau khi mới hoàn thành cần đạt đủ độ khô cần thiết mới có thể cho thi công sơn. Trong điều kiện thời tiết lí tưởng, khô ráo liên tục thì sau khoảng 3 tuần có thể cho thi công sơn được. Thực tế phụ thuộc vào yếu tố thời tiết mà thời gian để tường nhà khô và thi công sơn được có thể kéo dài 2 hoặc 3 tháng.
-    Dùng đá mài vệ sinh bề mặt tường để loại bỏ hết các tạp chất ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp bột bả matit hoặc lớp sơn phủ ( lót kiềm).
-    Vệ sinh lại lần nữa bằng giấy ráp mịn hoặc thô để loại bỏ hết sạn cát còn lại bám trên bề mặt tường, sau đó vệ sinh bụi bẩn.
-    Trước khi tiến hành bả bột matit hoặc thi công sơn lót, nếu bề mặt tường quá khô cần tiến hành làm  ẩm qua bề mặt tường bằng cách dùng Rulo lăn với nước sạch hay phun hơi nước dưới dạng sương mù.
b./ Đối với công trình cũ:
-    Với bề mặt tường cũ trước khi thi công cần tiến hành loại bỏ hết toàn bộ rêu mốc, tạp chất, bụi bẩn và các lớp bột cũ, sơn cũ bị bong tróc bám trên bề mặt.
-    Trong trường hợp bề mặt cần sơn lại còn mới cần dùng đá mài hoặc giấy ráp đánh qua hết toàn bộ bề mặt nhằm tạo chân bám trước khi thi công lớp sơn mới.
-    Đối với bề mặt tường quá cũ nát, sau khi vệ sinh xong cần tiến hành xối rửa lại bằng nước sạch sau đó để khô mới tiến hành cho thi công.

Bước 2: Sơn chống thấm.
-    Đối với những bề mặt không trang trí hoặc không sơn màu thì cần phải tiến hành sơn chống thấm. Việc sơn chống thấm nhằm bảo vệ cho công trình tránh khỏi tác động của yếu tố mưa ẩm. Đặc biệt là với khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều như ở Việt Nam thì không thể bỏ qua khâu này.
-    Bề mặt tường trước khi sơn chống thấm cũng cần được vệ sinh qua nhằm làm sạch bề mặt, tăng độ bám dính cũng như tuổi thọ của lớp sơn.
-    Tiến hành sơn chống thấm lần 1. Khách hàng nên sử dụng sản phẩm sơn chống thấm của các hãng sơn có uy tín trên thị trường như Lutex … không nên sử dụng các sản phẩm không có uy tín thương hiệu trên thị trường, không rõ nguồn gốc, xuất sứ.
-    Hợp chất chống thấm trước khi thi công cần được hòa trộn với xi măng theo tỉ lệ 1:1 ( 1kg chống thấm : 1 kg xi măng) để tạo ra hỗn hợp chống thấm sau đó cho thi công lần 1. Lưu ý: Hợp chất khi đã pha trộn cần thi công ngay không được để lâu quá 03h.
-    02h sau khi thi công lần 1 mới tiến hành cho thi công hoàn thiện lần 2. Việc để cách thời gian vậy nhằm để lớp sơn 1 đạt đủ độ khô cần thiết.
-    Thi công hoàn thiện lần 2 với cách pha trộn tương tự lần 1. Sau khi thi công xong tiến hành quan sát bằng mắt thường thấy lớp sơn phủ đều trên bề mặt, không có vệt, không bị lệch màu giữa các lớp là đạt.

Bước 3: Trét ( Bả ) Bột Matit.( Có thể có hoặc không).
a./ Bả, ( trét) lần 1:
-    Lấy bột bả ( trét) trộn với nước sạch theo tỷ lệ thích hợp sau đó trộn ( khuấy) đều đến khi bột đạt tới độ dẻo quánh là thi công được.
-    Tiến hành bả ( trét) bằng dụng cụ thi công chuyên biệt sau đó để khô từ 1-2h trước khi tiến hành bả hoàn thiện lần 2.
( Lưu ý: Trước khi tiến hành bả hoàn thiện lần 2 cần loại bỏ hết các gợn, bột vón cụ, sạn có trên bề mặt nhằm tăng độ bám dính cho lần 2. Bột bả sau khi hòa trộn cần phải tiến hành thi công ngay trong vòng từ 1 – 2h, để lâu bột sẽ bị chết).
b./ Bả ( trét) hoàn thiện lần 2:
-    Sau khi lần 1 đạt đủ độ khô cần thiết ta tiến hành cho thi công lần 2.
-    Sau khi hoàn thiện xong lần 2 để khô trong vòng 3h sau đó dùng ráp mịn để làm phẳng bề mặt được bả. Chú ý không dùng ráp nhám vì sẽ làm xước bề mặt.
-    Trong quá trình ráp làm phẳng bề mặt nên dùng bóng điện chiếu vào để việc làm phẳng được tốt hơn, đồng thời có thể dễ dàng phát hiện chỗ lồi lõm do thi công chưa tốt để tiến hành cho bả sửa. Không nên bả sửa quá 2 lần. Không nên bả quá dày vì dễ gây ra hiện tượng bong tróc.
-    24h sau khi bả hoàn thiện có thể cho thi công sơn.

b_tng

Bước 4: Thi công sơn lót

-    Dùng Rulo (lu) tiến hành sơn lót chống kiềm. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện có thể sơn lót 01 hoặc 02 lớp chống kiềm. Mỗi lớp sơn phải đảm bảo cách nhau ít nhất 01h để đảm bảo độ khô cần thiết.
-    Có thể pha thêm 10% dung môi ( nước sạch) theo thể tích trước khi thi công. Việc pha thêm dung môi nhằm gia tăng độ phủ tối đa và giúp cho việc thi công được dễ dàng hơn.

Bước 5: Sơn màu hoàn thiện .
a./ Sơn màu lần 1: 
-    02h sau khi thi công sơn kiềm có thể tiến hành thi công sơn màu lần 1.
-    Dụng cụ thi công có thể là máy phun sơn, cọ hoặc Rulo ( lu).
-    Sơn màu trước khi thi công nên pha loãng với 10% dung môi ( nước sạch) theo thể tích để đạt độ phủ tối đa và dễ hơn cho việc thi công.
-    Tiến hành sơn màu lần 1 bằng dụng cụ thích hợp.
-    Sau khi sơn màu lần 1 cần tiến hành quan sát những khiếm khuyết còn lại của các khâu thi công trước và cho sửa trước khi sơn màu hoàn thiện lần cuối.
b./Sơn màu lần 2 ( hoàn thiện):
-    02h sau khi sơn lần 1 ta cho tiến hành sơn hoàn thiện lần cuối.
-    Dụng cụ thi công tương tự lần 1, do là nước sơn hoàn thiện nên cần thi công cẩn thận.
-    Khi tiến hành sơn xong, dùng bóng điện chiếu rọi vào tường và quan sát.  Nếu thấy sơn phủ đều, không bị 2 màu, không để lại vết và bề mặt tường sáng đều là đạt.

sn_tng

•    Một số lưu ý khi thi công sơn:
-    Đặt thùng sơn ở vị trí an toàn, cẩn thận khi vận chuyển. Khi bị đổ sơn cần thu gom bằng đất và cát.
-    Mang khẩu trang thích hợp trong lúc vệ sinh cũng như thi công sơn.
-    Công trình khi thi công phải đảm bảo thông thoáng.
-    Tránh hít bụi sơn. Trong trường hợp điều kiện thi công không được thông thoáng cần có nhưng thiết bị hỗ trợ để tạo độ thoáng như quạt điện …
-    Khi không may bị dính sơn vào mắt cần tiến hành sơ cứu bằng nước sạch sau đó đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
-    Không được tự tiện đổ sơn thừa, sơn hết hạn sử dụng ra môi trường. Trong trường hợp cần tiêu hủy cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định về bảo vệ môi trường.
Lời kết: Thi công sơn nước là 1 quy trình nhìn tuy đơn giản nhưng khi bước vào thi công lại không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi người thi công không chỉ chuyên nghiệp, tỉ mỉ tay nghề cao mà cần có con mắt thẩm mỹ mới có thể tạo ra những công trình hoàn hảo, một căn nhà đẹp. Chúc quý khách hàng có được 1 công trình, 1 căn nhà đẹp như mong đợi!

* Cách khử mùi sơn mới:
Có một thực tế là sau khi sơn tường thì thường có mùi khó chịu. Vậy làm thế nào để khử mùi sơn nhà mới an toàn, hiệu quả.

Cùng tham khảo cách khử mùi sơn nhà mới xây dưới đây:

Tạo không khí thông thoáng: Mở thoáng cửa nhà để khử mùi sơn ngoài việc sử dụng các muối, than hoạt tính… thì đầu tiên hãy tạo cho nhà có được không gian thông thoáng nhất.

- Dùng muối trắng: pha loãng muối với nước sạch, tùy theo diện tích nhà mà tăng giảm muối. Sau đó đổ nước muối vào chén và khoảng cách là 10m2/1 chén nước muối. Mỗi ngày thay 3 - 4 lần nhưng phải để nguyên vào vị trí cũ. Cách ngày trong 2 ngày sẽ có hiệu quả.

- Dùng than hoạt tính: với tác dụng khử mùi kháng khuẩn tốt nên bạn có thể đặt hộp đựng than hoạt tính ở nhiều vị trí phòng để hút mùi sơn.

- Dùng lá trà xanh: dùng lá trà xanh khổ đặt vào nhiều hộp và để ở nhiều vị trí phòng khác nhau nó sẽ hút mùi khó chịu tốt.

- Dùng hạt cà phê hoặc bã cà phê đặt ở các vị trí cửa phòng, cửa sổ để mùi hương cà phê lan toàn lấn át mùi sơn.

- Dùng các loại tinh dầu thơm

- Dùng vỏ cam, quýt hoặc bưởi, dứa, hành tây thái thành nhiều lát mỏng và dải khắp nhà để khử mùi.

Ngoài ra có thể dùng sữa tươi, dấm chua, bột mì và tỏi đặt ở không gian có mùi sơn mới để khử mùi cũng rất hiệu quả. Cách xử lý mùi sơn nhà mới không quá phức tạp và bạn hoàn toàn có thể giúp cho không gian sống dễ chịu hơn, an toàn, ít độc hơn đấy.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách chọn sơn nhà, kinh nghiệm, các bước sơn nhà đẹp, cách sơn lại nhà cũ đúng quy trình cùng những lưu ý giúp chất lượng sơn nhà tốt, bền đẹp và giảm mùi sơn nhà mới hiệu quả. 

 

 

Số sản phẩm : 0
Thành tiền :
Xem giỏ hàng

CÔNG TY TNHH SƠN LIÊN DOANH LUTEX VIỆT NAM

Địa Chỉ: Số 9 - Thanh Liệt - Thanh Trì - Hà Nội

Điện Thoại: 0947.083.846

Email: lutexvietnam.qt@gmail.com

Website: lutex.vn

qc-chanweb
Test html